Tỷ phú làm giàu từ quai đê lấn biển

Về phường Tràng Cát (Hải An, Hải Phòng) ai cũng biết Bùi Minh Dũng làm giàu từ quai đê lấn biển. Thu nhập tiền tỷ, làm chủ hàng chục ha đầm, Bùi Minh Dũng được không ít người dân nơi đây ngưỡng mộ.

chuẩn bị thức ăn tôm
Anh Bùi Minh Dũng chuẩn bị thức ăn cho tôm trong đầm. Ảnh: Thu Thủy

Khởi nghiệp bằng nghề dạy học, anh Dũng là niềm tự hào của gia đình. Tuy nhiên, bố anh mất sớm, mẹ lại đau yếu luôn, là con lớn trong gia đình nghèo khó đông anh em, anh đành từ bỏ nghề dạy học để tập trung làm kinh tế nuôi các em.

Gian nan quai đê đắp đập

Lúc đầu, anh Dũng theo nghề đi biển đánh bắt ven bờ. Nghề này cho thu nhập không cao nhưng khá hơn so với đồng lương giáo viên. Gắn bó với sông nước một thời gian, anh nhận thấy quê hương được thiên nhiên ưu đãi, mỗi năm ban tặng một diện tích đất bồi khá lớn. Hơn thế, nguồn nước lợ cửa biển rất phù hợp cho việc nuôi tôm sú và cua biển. Tiềm năng, thế mạnh của quê hương đã khiến anh Dũng nung nấu ước mơ làm giàu.

chuẩn bị thức ăn tôm

Đầu những năm 2000, nhà nước có chủ trương hỗ trợ xây dựng các tuyến đê quai lấn biển, chuyển đổi đánh bắt gần bờ sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng phòng hộ. Anh Dũng đã mạnh dạn đứng lên vận động anh em họ hàng tập trung công sức và tiền của vào đắp đập, trồng cây chắn sóng và nuôi tôm, cua theo phương thức quảng canh cải tiến.

“Thời gian đầu, việc đắp đập rất gian nan, cứ đắp lên lại bị sóng đánh trôi. Hôm nay nhìn thấy nhấp nhô con đập, vài ngày sau lại trắng băng. 6 anh em cùng ra đắp đập thì có đến 5 người từ bỏ. Lúc đó, tôi cũng dao động lắm”- anh Dũng nhớ lại.

Được chính quyền địa phương và Hội ND tạo điều kiện hỗ trợ, động viên, anh Dũng quyết tâm đeo đuổi việc chinh phục cửa biển. Từ thất bại của những lần trước, lần này anh Dũng trồng cây chắn sóng bên trong và bên ngoài trước. Trước khi cho máy vào đắp đất anh đã trải đá xuống nền, sau đó đắp dần đất, quây đá xung quanh và lấy bạt che. Sau 5 tháng liên tục đắp, đất đã khô cứng và hoàn thành cốt thứ nhất, tiếp tục như thế, 5 tháng sau lại hoàn thành cốt thứ hai. Cần mẫn bồi đắp từng tí một, ròng rã suốt 4 năm trời, anh hoàn thành việc đắp đập và cây rừng chắn sóng lên xanh tốt.

Nuôi thủy sản sạch

Đắp đập, trồng rừng xong, anh Dũng bắt tay vào nuôi thả tôm, cua quảng canh cải tiến để tiết kiệm chi phí ban đầu và tạo ra sản phẩm sạch hoàn toàn tự nhiên. Sẵn có kinh nghiệm, anh mua giống tôm, cua về tự ươm tại đầm. Anh chia sẻ: “Những con giống mua về lúc đầu chỉ nhỏ li ti như những hoa táo, 15 ngày đầu cho tôm, cua ăn thức ăn công nghiệp, khi chúng bằng que diêm, tự xòe đuôi được thì cho ra ngoài tự đi kiếm ăn. Khi tôm lớn bằng ngón tay thì giữ mực nước, duy trì độ mặn từ 14-15%o là phù hợp. Khi tôm, cua lớn dày đặc hơn sẽ bổ sung thêm nguồn thức ăn từ bên ngoài…”.

Mỗi tháng anh Dũng thả gối một lứa tôm, cua giống, sau 6 tháng là có thể thu hoạch. Đến nay, anh Dũng đã có 42ha nuôi trồng thủy hải sản và 20ha rừng phòng hộ, với năng suất đạt 5 tấn (tôm sú, cua biển, cá thiên nhiên)/ha/năm. Anh Dũng được chính quyền giao phụ trách lĩnh vực phát triển thủy hải sản của địa phương, tham gia dạy nghề giúp đỡ các hộ nghèo về kiến thức, kinh nghiệm về nuôi tôm, cua biển…

Mỗi năm, mô hình nuôi thủy sản của gia đình anh Dũng cho doanh thu trên dưới 1 tỷ đồng, trừ các chi phí lãi ròng 200 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi thủy hải sản của anh Dũng giải quyết việc làm ổn định cho 21 lao động với mức lương trên 3 triệu đồng/tháng và tạo việc làm cho 25 lao động thời vụ cho hiệu quả kinh tế ổn định. 

Báo Dân Việt, 17/08/2015
Đăng ngày 18/08/2015
Thu Thủy
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 09:43 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 10:30 16/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 09:40 16/05/2024

Độ sâu ao nuôi tôm nói lên điều gì?

Trong ao nuôi tôm, một yếu tố quan trọng thường ít được nhắc đến, nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là "độ sâu mực nước". Điều gì làm nên ý nghĩa và tầm quan trọng của độ sâu mực nước ao trong quá trình nuôi tôm? Hãy cùng nhìn sâu vào "lòng" của ao nuôi để khám phá sự ảnh hưởng mà độ sâu mực nước mang lại.

Ao nuôi tôm
• 08:00 16/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 06:51 19/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 06:51 19/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 06:51 19/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 06:51 19/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 06:51 19/05/2024